Diễn đàn HIV/AIDS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn HIV/AIDS

Diễn đàn HIV/AIDS
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Giấc mơ cuối cùng

Go down 
Tác giảThông điệp
hivaidsvn
Master
Master
hivaidsvn


Nam Tổng số bài gửi : 106
Age : 31
Đến từ : V N
Cá tính : go out wiht my friend
Là thành viên từ : 22/11/2008

Giấc mơ cuối cùng Empty
Bài gửiTiêu đề: Giấc mơ cuối cùng   Giấc mơ cuối cùng I_icon_minitime3/12/2008, 08:01

“Tôi chỉ mong các cháu nghĩ lại. Tôi không cần tiền bạc, chỉ mong các cháu đến thăm tôi, một lần thôi”. Đó là ước mơ cuối đời của cụ Mẫn trong buổi chiều phập phù mưa gió tại Trung tâm nuôi dưỡng người già Thạnh Lộc (Q.12, TP.HCM).

“Nhà tôi bên này sông Hồng, ở Bắc Ninh. Chồng mất năm tôi 40 tuổi. Năm ấy, đứa con gái mới lên mười, thằng con trai lên sáu. Tôi cào cấu vào mảnh ruộng. Làm ruộng không đủ ăn, tôi bắt cua bắt ốc. Không đủ ăn nữa, tôi nhảy xe đi buôn. Làm đủ mọi cách để có tiền nuôi con. Giờ có tất cả bảy cháu nội ngoại và mấy chắt, có đứa học đại học, ra làm nhà nước” - vừa kể cụ Lan vừa tự tay bóp đôi chân khẳng khiu.

82 tuổi rồi, chân tay bà cứ long ra hết, mỏi nhừ. Trời rớt hạt mưa, cụ lại run lập cập. Có lúc người đau nhức quá, cụ năn nỉ bác sĩ cho một liều thuốc ngủ để sớm “đi” theo ông theo bà. Vậy mà gần chín tháng kể từ ngày bước chân vào trung tâm, chiều nào cụ cũng ra băng đá ngồi dõi xa xăm về hướng Bắc.

Ở hướng ấy có một người con dâu đã đuổi cụ đi. Có một người con rể xem mẹ vợ như người “ăn bám”. Có hai đứa con ruột và bảy đứa cháu không bảo vệ nổi một người mẹ, người bà khi bước qua con dốc cuối của cuộc đời. Vậy là gói ghém mấy bộ đồ cũ cùng 1,1 triệu đồng, cụ lụm cụm đón xe vào Nam.

Nước mắt chảy xuôi
Hồi trước, có phóng viên đến hỏi thăm, ghi tên lên báo, ông buồn lắm. Vì vậy, tôi chỉ xin gọi ông là ông Hai. Ông không sợ gì cho bản thân nhưng ông ngại bởi: “Lên báo rồi lỡ đồng nghiệp, cơ quan các con đọc, coi thường tụi nó, tui không muốn”. Cũng vì vậy nên ai hỏi, ông Hai cũng nói: “Các con thương tôi lắm! Tại tụi nó còn nghèo, khi nào làm ăn khấm khá, tụi nó đón tôi về!”.

Ông không nói, nhưng qua tìm hiểu, các anh chị ở trung tâm biết ông có đến sáu người con. Tất cả đều thành đạt, có địa vị trong xã hội. Vậy mà có năm sáu người con của ông đều không đón cha về nhà ăn tết nổi. Dù thui thủi đón giao thừa trong nhà dưỡng lão, cụ già 77 tuổi vẫn một mực trả lời khi có ai hỏi về con cháu: “Tụi nó thương tôi lắm!”.

Người già hay sống bằng ký ức. Ký ức của cụ Mẫn là những ngày đầy ắp tiếng cười bên vợ con trong căn nhà nhỏ ở đường Đề Thám (Q.1, TP.HCM). Căn nhà ấy được xây nên từ tích cóp hàng chục năm trời ông đi làm thuê hết miền Đông đến Tây nguyên. Khi con gái ông mất vì bệnh ung thư, chính những đứa cháu ruột mà ông bà đã đặt tên, nâng niu ẵm bồng từ bé gạt ông bà sang tên để bán căn nhà với giá 75 lượng vàng. Xong, các cháu “vứt” cho 2.000 USD rồi đuổi ông bà ngoại đã bước qua tuổi 80 ra khỏi nhà. Thế nhưng với cháu ngoại ông không thể nặng lời: “Tôi tha thứ hết! Tụi nó là máu mủ của tôi mà. Tại tụi nó muốn đi Mỹ mà không tiền ký quĩ nên mới làm như thế”.

Trống vắng, cô đơn

Anh Nguyễn Công Hùng, giám đốc trung tâm vừa mở cửa nhà tang lễ, vừa trầm tư: “Có cụ mất hai năm rồi con mới đến đây tìm. Đó là còn may mắn...”. Từ “may mắn” buông lạnh lùng giữa căn phòng lạnh lẽo với gần 200 bộ tro cốt. Thắp cho các cụ quá cố nén nhang, giọng anh chùng lại: “Trước phút lâm chung, nhiều cụ cứ ước mơ được nhìn con, cháu lần cuối. Vậy mà phần lớn đám tang ở đây đều lặng lẽ, hiếm hoi nước mắt, không người để tang”.

Có lẽ vì ước mơ đó mà ngày nào các cụ cũng dõi mắt lên tivi. Chương trình được mong chờ nhất là mục nhắn tin tìm người thân. Hồi hộp! Rồi thất vọng! Chẳng ai tìm cụ nào ở đây cả! Trống vắng, cô đơn.

Nhớ má Sương nhác thấy bóng người là ngoắc vô tận giường ôm ghì lại và khóc. Nhớ má Lụa chiều nào cũng đem khoe tấm ảnh chụp cùng người em dâu trong lần duy nhất má được một người thân viếng thăm. Nhớ câu nói của cụ Mẫn: “Tôi không giận gì. Tôi chỉ mong các cháu nghĩ lại. Tôi ở lại trung tâm để có một địa chỉ cho tụi nó dễ tìm. Tôi không cần tiền bạc, chỉ mong các cháu đến thăm tôi, một lần thôi!”.
Những ước mơ giản dị mà xa vời cứ mòn mỏi trôi qua nơi đây
Về Đầu Trang Go down
http://www.thptnguyencongtru.org/diendan/
 
Giấc mơ cuối cùng
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nụ cười cho cả một đời

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn HIV/AIDS :: Nghệ thuật sống tốt :: Câu chuyện về cách sống tốt-
Chuyển đến 

GIỜ TẠI DIỄN ĐÀN Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất